Gỗ Gụ là gì? Những ưu điểm nội bật và ứng dụng ra sao?

 Gỗ Gụ chắc nhiều người cũng đã từng nghe qua và biết đến, nhưng vẫn còn nhiều người còn khá xa lạ đối với loại gỗ này. Đối với những người có sở thích sử dụng đồ gỗ tự nhiên thì gỗ Gụ là loại gỗ được săn lùng khá nhiều. Vậy gỗ Gụ là gì? Chúng có những đặc điểm gì nổi trội mà được nhiều người săn lùng đến như vậy? Hãy cùng nội thất MO tìm hiểu về loại gỗ này nhé.

Gỗ Gụ là gì?

Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis, là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,… Thông thường, cây gỗ gụ mọc rải rác ở rừng rậm nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều. Loại cây này hiện còn lại rất ít, sâu trong rừng già ở Việt Nam (Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa), Campuchia, Lào, Nam Phi,…. Bên cạnh đó cũng được trồng tái sinh tạ nhiều tỉnh ở Việt Nam, Lào.

Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao phổ biến từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình  đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m.

Đặc điểm

Gỗ gụ có màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp. Để nhận biết gỗ gụ ta đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ gụ sẽ lên màu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.

Gỗ Gụ thuộc nhóm mấy

Gỗ gụ là loại gỗ tốt được sếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, vì thế chúng được xếp vào nhóm I cùng nhiều loại cây quý hiếm khác.

Những ưu và nhược điểm của gỗ Gụ

Ưu điểm

- Có đường vân thẳng đều, màu sắc vô cùng đẹp mắt

- Chúng sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu dáng cho sản phẩm đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ vô cùng dễ dàng.

- Dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh, mối mọt nên độ bền sử dụng có thể tới vài chục năm mà chất lượng gỗ vẫn tốt. Thậm chí càng dùng lâu thì gỗ càng bóng bẩy, nhìn càng đẹp, tuổi thọ và độ bền cao lên đến 100 năm tuổi.

Nhược điểm

- Do đây là loài cây sinh trưởng chậm cộng với việc khai thác quá đà nên hiện tại lượng gỗ trong tự nhiên ngày càng hiếm.

- Nguồn gỗ hiện tại chủ yếu được nhập khẩu nên giá thành khá cao.

Phân loại

Gỗ gụ được phân loại dựa trên quốc gia và vùng miền vì vậy chúng sẽ có 4 loại phổ biến nhất đó là:

Gỗ gụ mật (gỗ gụ Gia Lai, gỗ gụ Campuchia): Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lại và Campuchia. Là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại lào và Gia Lai, chất gỗ có màu nâu đen, khi mới xẻ ra thường có màu vàng nâu tuy nhiên sau thời gian gỗ càng ngày càng thẫm lại. Càng để lâu năm càng thẫm và bóng như màu mật ong để lâu.

Gỗ gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại

Gỗ gụ ta (gỗ gụ quảng bình, gỗ gụ bông lau): Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình. Chúng thường có tâm gỗ mịn hơn gụ Lào, tâm gỗ Lào nhìn hơi thô do vậy ít được ưa chuộng hơn.

Gỗ gụ nam phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi. Về màu sắc thì gỗ gụ Nam phi thường có màu từ hồng rất nhạt đến màu nâu đỏ đậm, đôi khi có những vệt màu từ trung bình đến nâu đỏ, màu sắc có xu hướng đậm dần theo tuổi của gỗ. Kết cấu gỗ từ mịn đến trung bình, vân gỗ thẳng nhưng lồng vào nhau, đôi khi điều đó tạo nên một dải ruy băng đẹp, độ bền gỗ tốt, ít cong vênh co ngót hơn so với gỗ thường.

Comments